top of page

4 CHẤN THƯƠNG THƯỜNG GẶP KHI CHƠI TENNIS/ CẦU LÔNG VÀ CÁCH XỬ LÝ

Tennis (Quần vợt), cầu lông là những bộ môn thể thao phổ biến trên thế giới. Bộ môn chẳng những yêu cầu ở người chơi sự kết hợp tay-mắt nhuần nhuyễn mà còn là sự chuyển động thuần thục của toàn bộ cơ thể để có những đường bóng chuẩn xác. Cũng chính vì thế, người chơi tennis, cầu lông hay những môn thể thao dùng vợt khác thường dễ gặp chấn thương ở một số vị trí nhất định trên cơ thể.


Cùng tìm hiểu các vị trí dễ tổn thương nhất trong bộ môn này cũng như cách xử lý, điều trị chấn thương.


1. Khuỷu tay (Tennis Elbow)

Khuỷu tay đứng đầu danh sách các vị trí dễ bị chấn thương nhất khi chơi các bộ môn cầm vợt. Hội chứng viêm gân khuỷu tay hay còn gọi là Hội chứng khuỷu tay quần vợt (Tennis Elbow), chỉ tình trạng viêm xảy ra ở gân khuỷu tay do hoạt động quá tải, thường bắt nguồn từ những chuyển động lặp đi lặp lại của cổ tay và cánh tay. Triệu chứng của hội chứng này là đau rát bên ngoài khuỷu tay và sức cầm nắm suy yếu. Những triệu chứng này biểu hiện rõ rệt hơn khi cử động cánh tay.


Cách xử lý và phòng tránh:

  • Cho khuỷu tay nghỉ ngơi luôn là việc đầu tiên phải làm. Có thể sử dụng thuốc giảm đau tạm thời. Tuy nhiên, nên ghi nhớ rằng thuốc giảm đau không có hiệu quả lâu dài.

  • Băng khuỷu tay giúp giảm bớt áp lực lên khuỷu tay

  • Chọn vợt phù hợp với nhu cầu và khả năng của cơ thể, để tránh áp lực lên khu vực khuỷu tay và vai. Cụ thể, hãy chú trọng đến kích thước vợt, cán vợt, cân nặng vợt, độ căng của lưới vợt.


2. Chóp vai (Rotator Cuff)

Một trong những chấn thương phổ biến khác trong bộ môn quần vợt, cầu lông là viêm gân cơ chóp xoay vai, hay còn gọi là hội chứng Rotator cuff.


Bộ môn đòi hỏi người chơi cử động vai liên tục trong các cú vung vợt, vô tình khiến chóp xoay bị bào mòn một cách tự nhiên, dẫn đến viêm gân mạn tính sau thời gian dài tham gia bộ môn. Ngoài ra, cũng có trường hợp chấn thương cấp tính do áp lực đột ngột. Triệu chứng của hội chứng này là vai yếu đi rõ rệt, khó khăn khi cử động hai cánh tay.


Cách xử lý và phòng tránh:

  • Vật lý trị liệu để phục hồi chức năng và sức mạnh cơ bắp là phương pháp được ưu tiên cao nhất cho loại chấn thương này

  • Tiêm cortisone giảm viêm

  • Trường hợp các phương pháp trên đều không hiệu quả, sẽ tiến tới phương án phẫu thuật


3. Lưng

Xoay vặn, uốn cong lưng nhiều và bản chất của bộ môn chỉ tập trung vào một bên cơ thể khiến cho lưng trở nên dễ tổn thương hơn bao giờ hết, đặc biệt là vùng lưng dưới. Các triệu chứng phổ biến là đau thắt lưng, đau cứng vùng trung tâm lưng, nặng hơn là gãy xương lưng. Tình trạng kéo dài sẽ dẫn đến một số bệnh xương khớp khác như thoái hóa đốt sống cổ.


Cách xử lý và phòng tránh:

  • Chú ý kích thước vợt, độ căng dây vợt, giày thể thao phù hợp với cơ thể

  • Chú ý tư thế khi đánh bóng

  • Cân nhắc sử dụng kỹ thuật giao bóng cắt (slice serve) thay vì giao bóng xoáy (kick serve) để giảm độ cong của lưng.

  • Không riêng Tennis hay cầu lông, bất cứ bộ môn thể thao nào cũng yêu cầu người chơi khởi động và giãn cơ kỹ càng trước và sau buổi luyện tập và thi đấu.

  • Tham gia các buổi massage trị liệu để nắn chỉnh, định hình cột sống.


4. Khớp gối (Jumper's Knee)

Chấn thương khớp gối hay viêm gân bánh chè là một chấn thương khác cũng khá phổ biến khi chơi quần vợt, cầu lông. Tình trạng chấn thương này xảy ra vì người chơi phải thực hiện các động tác của gối liên tục trên nền sân cứng. Vì thế, tổn thương này còn có tên gọi tiếng Anh là Jumper’s Knee.


Cách xử lý và phòng tránh:

  • Khởi động, làm nóng cơ thể trước khi tập luyện, thi đấu. Giãn cơ đúng cách sau khi kết thúc.

  • Tập luyện bổ sung ngoài các trận đấu để củng cố sức mạnh cơ bắp, đặc biệt

  • Đeo băng gối để kiểm soát tốt hơn áp lực lên khớp gối

  • Nghỉ ngơi cho đến khi triệu chứng đau giảm xuống cực nhẹ


Cách tiếp cận và điều trị chấn thương khi chơi tennis, cầu lông tại Anma Therapy

  • Tìm hiểu vị trí bị đau của bệnh nhân thông qua lâm sàng, hình ảnh chụp X-quang (nếu có)

  • Sử dụng các kỹ thuật xoa bóp, nắn chỉnh phù hợp với thể trạng và tình trạng bệnh để giảm triệu chứng đau từ sâu bên trong.

  • KHÔNG DÙNG THUỐC, KHÔNG TIÊM, KHÔNG PHẪU THUẬT

Đội ngũ Anma Therapy với nhiều năm kinh nghiệm trong massage trị liệu luôn sẵn sàng tiếp nhận và tư vấn phương pháp trị liệu cho những cơn đau cơ xương khớp của bạn. Sức khoẻ của bạn là niềm vui của chúng tôi.


Comments


Liên Hệ

Địa Chỉ

  ​

34 Vũ Tùng, Phường 02, Quận Bình Thạnh, TP. HCM

Đặt Lịch Hẹn

Hotline :0984 549 482 

Thời Gian Làm Việc

Thứ 2 -Chủ nhật

            

9:00 am – 8: 00 pm

  • Facebook
bottom of page